Doanh nghiệp công nghệ Việt tham dự hội nghị thượng đỉnh New Zealand
Lina Network giới thiệu những thành tựu trong ứng dụng quản lý khu vực công, xây dựng Chính phủ điện tử bằng blockchain tại hội nghị ngày 20/8.
Hội nghị thượng đỉnh “Chính phủ tương lai” tổ chức dưới sự bảo trợ của Chính phủ New Zealand, là cầu nối cho việc thiết lập định hướng và sự phát triển cho khu vực công của nước này. Sự kiện đồng thời là cơ hội trao đổi thông tin về nhu cầu và năng lực công nghệ, đẩy mạnh sự hỗ trợ lẫn nhau giữa Chính phủ New Zealand và các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hội nghị thu hút 200 quan khách, phần lớn đến từ các cơ quan Chính phủ và có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế New Zealand.
Tham dự hội nghị, cố vấn chiến lược cấp cao tập đoàn công nghệ Lina Network, ông Leigh Flounders chia sẻ về ứng dụng quản lý khu vực công – Lina eGovernment, cùng những thành công khi ứng dụng kỹ thuật số để hỗ trợ chính phủ Lào xây dựng chính phủ định danh điện tử bằng Blockchain.
Theo ông Leigh Flounders, Chính phủ Lào mong muốn người dân được trải nghiệm dịch vụ công minh bạch, một cửa, tiết kiệm và nhận được các dịch vụ công của Chính phủ 24/7 nhưng gặp nhiều trở ngại. Mặc dù theo đuổi định hướng xây dựng Chính phủ định danh điện tử, Lào vẫn còn nhiều khó khăn khi ứng dụng vào thực tế. Cụ thể, đến tháng 1, Lào chỉ có 79% người dùng thuộc 7,2 triệu dân có điện thoại di động được kết nối Internet. Sau một thời gian dài nghiên cứu, Chính phủ Lào đã quyết định chọn blockchain vì cho rằng “đã đến lúc phải xây dựng một mô hình mới mang tính đột phá trong việc quản lý dữ liệu nói chung”.
Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Lào và Lina Network Corporation được ký kết vào ngày 19/06/2018. Theo đó, đội ngũ Lina chuyển giao công nghệ cho Chính phủ nước này vào ngày 3/10/2019. Ông Leigh Flounder chia sẻ: “Kết quả sau gần một năm ứng dụng những phương thức quản lý công từ Lina eGovernment bằng Blockchain đã đem lại những thành tựu rất khả quan, giúp cho Chính phủ Lào cải thiện tính minh bạch bảo mật và độ chính xác, tiết kiệm cho nền khu vực công một lượng ngân sách lớn qua việc giảm thiểu chi phí, thời gian và nguồn nhân lực sau khi các hạn chế về khả năng hiển thị và giả mạo thông tin đã bị loại bỏ”.
Cụ thể, Chính phủ sẽ dễ dàng hơn khi theo dõi lịch sử của người điều khiển phương tiện giao thông và hỗ trợ khi có tai nạn xảy ra, giúp tối ưu thời gian và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành pháp thuộc khu vực công.
Đại diện Lina Network Corporation cũng nhận định, tương lai của khu vực công khi ứng dụng Chính phủ điện tử sẽ đến từ các công nghệ tiêu biểu của blockchain như Thẻ tiêu chuẩn hóa, nhận dạng kỹ thuật số, sinh trắc học cùng với thẻ nâng cao kỹ thuật số với khả năng truy xuất chữ ký IoT/5G. Đây được xem như là một bước tiến quan trọng trong việc quản lý công mà đội ngũ Lina Network mong muốn xây dựng.
“Đến một ngày, nhân viên công lực chỉ cần một thiết bị để kiểm tra sinh trắc học (vân tay, võng mạc) của người dân để nắm được danh tính, hỗ trợ cho công việc”, ông Leigh Flounder nói.
Chính phủ các nước đang phát triển đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trong quá trình cải cách kinh tế và xã hội như có ít hoặc không có chính sách bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân của công dân, thiếu kiến thức về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống, thiếu kinh phí phát triển và thực hiện.
Hiểu được gốc rễ của những trở ngại này, Lina Network xây dựng và phát triển Liên minh Chính phủ điện tử E-government Alliance (EGA), hướng tới nền tảng mà các nước phát triển và đang phát triển đến các doanh nghiệp công nghệ đều có thể được hưởng lợi. Giải pháp này giúp triển khai công nghệ kỹ thuật số trong các dịch vụ công bằng cách nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến xây dựng chính phủ điện tử, chia sẻ các thực tiễn phù hợp để giúp các chính phủ và vận động các nước đang phát triển một phần trong các dự án chung. Lina Network hoạt động như một nhà kết nối giúp các quốc gia và doanh nghiệp liên kết với nhau, để trao đổi trải nghiệm và tạo ra giá trị.
(Nguồn: Lina Network)
Nhận xét
Đăng nhận xét